Con kê bê tông là một phụ kiện nhỏ nhưng lại đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc tạo lớp bảo vệ cho cốt thép khi đổ bê tông, con kê bê tông có tác động đáng kể đến chất lượng xây dựng của công trình xây dựng. Sản phẩm này còn có một tên gọi khá quen thuộc khác với những người trong nghề là cục kê bê tông, viên kê bê tông, cục kê giá cốt thép khi thi công đổ bê tông.
Nội dung bài viết
Phân loại và cách sử dụng con kê bê tông
Con kê bê tông (viên kê bê tông) được sản xuất đa dạng chủng loại để phù hợp cho kê từng vị trí như móng, dầm, cột, sàn lớp 1, sàn lớp 2,…
Con kê sàn thép lớp 1
-
- Được sử dụng để kê sàn thép lớp 1, chiều cao của con kê đa dạng từ 20, 25, 30, 35mm
- Tuỳ theo bề dày thiết kế của lớp bê tông mà chúng ta chọn cho phù hợp để bảo vệ được lớp thép sàn và đảm bảo chịu lực
- Thường các nhà dân dụng thì được sử dụng viên kê V2 lớp bảo vệ 20x25mm.
Con kê sàn thép lớp 2
-
- Được sử dụng để kê sàn thép lớp 2, chiều cao của viên kê đa dạng từ 60, 70, 80, 90, 100mm
- Đối với lớp thép 2 chống nứt gãy bê tông , tăng độ bền cho sàn nhà,
- Thường các công trình dân dụng thích hợp sử dụng viên kê H7 và H8 để kê lớp thép 2 lê
- Kích thước con kê bê tông H7 là 70mm, viên con kê H8 là 80mm
Con kê bê tông đa năng
-
- Được sử dụng để kê cột, kê dầm, kê vách
- Loại con kê này có tính năng luồn sợi thép để buộc vào cột
- Kích thước của con kê đa năng cũng đa dạng
- Viên kê loại đa năng này có kích thước từ 20, 25, 30, 35, 40mm
Hướng dẫn lựa con kê bê tông để sử dụng
Có thể bạn đã biết công dụng của con kê bê tông là để kê cốt thép mỗi khi đổ bê tông, nhưng cách lựa chọn và sử dụng con kê sao cho đúng cách liệu bạn đã biết chưa?
Chi tiết cách chọn con kê bê tông như sau:
-
- Xét về công dụng chính và tính năng thì đa số viên kê bê tông đều giống nhau, nhưng xét về đặc điểm, chất liệu thì mỗi loại có mỗi ưu và nhược điểm khác biệt
- Do đó, để giúp cho công tác thi công bê tông đạt được hiểu quả tốt việc lựa chọn cục kê bê tông nên chú ý đến các yếu tố sau: chiều cao, mục đích và đường kính cốt thép
Chiều cao con kê
Đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới độ dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Nếu bạn lựa chọn con kê với chiều cao không thích hợp sẽ làm cho kết cấu thực tế của bê tông cốt thép sẽ không khớp so với bản vẽ.
Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và cường độ của bê tông thành quả. Chiều cao của con kê bê tông chính là thông số quan trong nhất cần được xác định đầu tiên khi tiến hành chọn con kê.
Mục đích sử dụng
Mọi con kê bê tông đều có mục đích sử dụng như nhau nhưng vẫn có một số loại con kê được thiết kế để phục vụ cho những mục đích riêng biệt. Điển hình như dạng con kê góc cho dầm và cột, con kê dĩa cho những kết cấu hình trụ.
Đường kính cốt thép
Yếu tố này nên được đặc biệt chú ý khi bạn lựa chọn con kê dĩa. Một dạng con kê có hình tròn và lỗ nhỏ xuyên tâm.
Do cốt thép khi lắp đặt phải được xuyên qua lỗ nhỏ của con kê này nên biết được đường kính cốt thép sẽ giúp bạn chọn đúng được kích thước con kê.
Ngoài ra với các loại con kê thường khác, đường kính cốt thép cũng ảnh hưởng đến độ kê đỡ của nó, giúp giữ cố định cốt thép hơn.
Ngoài những yếu tố chính trên thì vẫn còn đó một vào yếu tố nhỏ khác bạn nên chú ý nếu cảm thấy cần như: cường độ bê tông của con kê, cách liên kế giữa con kê và cốt thép, vị trí đặt con kê,…
Cách sử dụng con kê bê tông đúng kỹ thuật.
Quy trình sử dụng con kê bê tông đúng kỹ thuật nói thì có thể sẽ rất dài, nhưng cốt lõi bạn nên nhớ kỹ và làm đúng theo thứ tự từng bước sau:
-
- Lựa chọn con kê phù hợp và kiểm tra khả năng chịu nén đã đúng với yêu cầu sử dụng của bạn.
- Kiểm tra cốt thép đã được lắp đặt đúng và hoàn tất.
- Sử dụng con kê đã chọn với chiều cao phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của bê tông cần đổ.
- Nâng thanh thép khỏi sàn và đặt con kê bên đưới sao cho vị trí con kê vuông góc với thanh thép.
- Dùng dây kẽm cố định con kê vào cốt thép. Hãy dùng tay xoay lắc cục kê để chắc chắn rằng đã cố dịnh chặt với thép.
- Tiến hành đổ lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Với 6 bước quy trình trên, bạn chỉ cần đảm bảo đúng thì đã gần như hoàn thành một nửa kỹ thuật thi công bê tông cốt thép đạt chuẩn.
Tiêu chuẩn bố trí con kê bê tông theo kích thước
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần được lấy không nhỏ hơn đường kính cốt thép hoặc dây cáp. Chi tiết về cách bố trí các loại cục kê theo kích thước như sau:
Đối với bản và tường có chiều dày
-
- Từ 100 mm trở xuống: Cục kê dày 10 mm
- Trên 100 mm: Cục kê dày 15 mm
Trong dầm và dầm sườn có chiều cao
-
- Nhỏ hơn 250 mm: Cục kê dày 15 mm
- Lớn hơn hoặc bằng 250 mm: Cục kê dày 20 mm
Trong cột: Cục kê dày 20 mm
Trong dầm móng: Cục kê dày 30 mm
Trong móng
-
- Lắp ghép: Cục kê dày 30 mm
- Toàn khối khi có lớp bê tông lót: Cục kê dày 35 mm
- Toàn khối khi không có lớp bê tông lót: Cục kê dày 70 mm
Khoảng cách viên kê bố trí không quá 1m, bố trí thích hợp để cốt thép không chuyển vị khi thi công và đổ bê tông.
Tiêu chuẩn bố trí con kê bê tông theo số lượng
Với công trình dân dụng, gia chủ có thể tự kiểm tra được công trình của mình có đảm bảo không bằng cách xác định tổng độ cao của khối bê tông sẽ được đổ, thép chỉ là 01 lớp hay 02 lớp. Nếu 01 lớp thép thì đảm bảo lớp thép đó nằm chính giữa khối bê tông là tốt nhất. Trường hợp 02 lớp thép thì chiều dày lớp bảo vệ phía dưới và phía trên tốt nhất là bằng nhau.
-
- Sàn/dầm : 4 – 5 viên/m2
- Cột/đà : 5 – 6 viên/m2
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ (chiều cao cục kê) không được nhỏ hơn đường kính lớn nhất của thép sử dụng tại vị trí đó. (chi tiết xin vui lòng tham khảo TCXDVN 356 : 2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế)
Chiều cao cục kê bê tông phổ biến cho công trình dân dụng: 15mm – 20mm – 25mm – 30mm
Ví dụ: Đổ sàn 120mm, có 02 lớp thép. Đường kính thép 10mm. Khoảng cách 2 lớp thép là 50mm. Như vậy, cách tốt nhất là dùng cục kê sàn 25mm. Tính nhẩm có thể thấy: 120mm = 25mm (độ dày lớp dưới sàn) + 10mm ( thép 1) + 50mm (khoảng cách) + 10mm (thép 2) + 25mm (độ dày lớp bê tông ở trên).
Có thể bạn quan tâm:
CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHÚC BỀN
Email: info@phucben.com
Hotline: 0916 36 36 36
Website: https://phucben.com/
Địa chỉ: 600 Quốc Lộ 1A, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh