Cốp pha nhôm với những ưu điểm nổi trội cùng khả năng thi công nhanh và tính thẩm mỹ cao, trở thành hệ cốp pha được nhiều nhà thầu hàng đầu lựa chọn. Đây cũng được xem là xu hướng mới, có ứng dụng ngày càng rộng rãi trong xây dựng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cốp pha nhôm là gì? ưu nhược điểm của nó ra sao? những hình thức ván khuôn nào có thể kết hợp? Thấu hiểu điều đó, trong bài viết dưới dưới đây, Phúc Bền sẽ mang đến những thông tin bổ ích, giúp bạn biết rõ, hiểu sâu về thiết bị này.
Nội dung bài viết
Cốp pha nhôm là gì?
Cốp pha nhôm (Aluminum formwork) là công cụ dạng khuôn, được chế tạo từ hợp kim nhôm có cường độ cao. Các mẫu nhôm khi được kết hợp với nhau sẽ tạo thành hệ thống khung công trình, chuyên dùng để định hình bê tông.
So với các loại cốp pha có trên thị trường như: cốp pha gỗ, cốp pha thép, cốp pha composite… cốp pha nhôm nhận được nhiều sự quan tâm hơn nhờ những đặc tính điển hình.
-
- Nhôm cốp pha có tính bền, nhẹ, tháo lắp đơn giản, giúp người lao động rút ngắn thời gian thi công, đồng thời đảm bảo chất lượng và mỹ quan bề mặt.
- Cấu kiện có nhiều kích thước, đáp ứng từng nhu cầu xây dựng khác nhau. Đặc biệt, nhôm cốp pha là lựa chọn lý tưởng cho cấu trúc nhà cao tầng hoặc các công trình có tính trùng lặp.
- Với khả năng không gây bết dính bê tông, cốp pha nhôm có thể tái sử dụng nhiều lần, góp phần tối ưu chi phí.
Một số phụ kiện được dùng phố biến cho cốp pha có thể kể đến như: cây chống tăng, ty ren bát chuồn,…
Nguồn gốc cốp pha nhôm
Tiền thân của cốp pha nhôm là cốp pha dạng tấm thép Euro Form, ra đời vào những năm 1962 tại Mỹ. Đến năm 1970, kỹ sư người Canada W.J Malone tiếp tục phát triển Euro Form lên một tầm cao mới bằng cách thay mặt ván gỗ thành những tấm nhôm được kết nối với nhau.
Tại thời điểm đó, phương pháp này được áp dụng để xây những mô hình nhà giá rẻ tại các nước đang phát triển bởi tính tiện lợi và nhanh chóng. Theo thời gian, từ những ván khuôn chuyên dùng cho các mảng tường ngắn, nhôm cốp pha đã có thêm cột, dầm sàn chịu lực.
Chính sự phát triển vượt bậc này đã đưa cốp pha nhôm lọt vào mắt xanh của các công ty cung ứng giải pháp ván khuôn, từ đó được sản xuất, phân phối đại trà trên toàn thế giới như hiện nay.
Cốp pha nhôm được làm từ hợp kim nhôm nào?
Hợp kim của nhôm cùng các nguyên tố như: đồng, thiếc, magie, silic, mangan… gọi chung là hợp kim nhôm. Trong số đó, chất liệu được dùng để sản xuất nhôm cốp pha phải có tính linh hoạt và khả năng đùn cao.
2 loại hợp kim nhôm chuyên dùng để chế tác cốp pha nhôm là 6061 và 6063. Đặc biệt, hợp kim 6061 có độ bền cao, tính hàn tốt, chống ăn mòn hiệu quả, nên được sử dụng phổ biến hơn cả. Dựa vào đặc tính và độ nhiệt luyện, hợp kim 6061 lại được phân ra thành nhiều nhóm nhỏ. Trong đó, 6061-T6 là chất liệu được yêu thích nhất.
So sánh thuộc tính hợp kim nhôm 6061 và 6063
Hợp kim nhôm | Độ bền kéo (N/mm²) | Độ bền nén (N/mm²) | Độ giản dài (N/mm²) |
6061 | 240 | 205 | 8% |
6063 | 150 | 110 | 8% |
Ưu điểm của cốp pha nhôm
Cốp pha nhôm mang đến giải pháp thi công nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả tối ưu. Sản phẩm có các đặc tính nổi trội như:
Trọng lượng nhẹ, kết cấu linh hoạt
Được tạo ra từ công nghệ hiện đại, nhôm tấm có trọng lượng rất nhẹ, 1 mét vuông nhôm chỉ nặng khoảng 20 – 27kg. Chính vì vậy, khi liên kết với nhau, cấu kiện có khối lượng vừa phải nhưng vẫn đảm bảo sự vững chắc và khả năng chịu lực tốt. Bên cạnh đó, cốp pha nhôm không gây dính bết bê tông nên quá trình tháo lắp vô cùng đơn giản, kết hợp với hệ giằng chống có thiết kế thân thiện, giúp người dùng tinh chỉnh dễ dàng, tăng sự linh hoạt.
Nâng tầng nhanh chóng
So với các loại hình ván khuôn khác, nhôm cốp pha mang đến cho người dùng nhiều tiện ích. Đặc biệt, công nhân không phải tính toán, cắt sửa trong quá trình dựng nên rất tiết kiệm thời gian. Trung bình mất khoảng 3 – 5 ngày để thi công sàn.
Với hệ chống 3 tầng, sau 24 – 48 tiếng có thể tháo theo trình tự lần lượt là: vách, dầm, sàn, chỉ giữ lại 2 tầng dưới. Nhờ đó, nhà thầu có thể đẩy nhanh tiến độ hơn 30%.
Khả năng tái sử dụng cao
Cốp pha nhôm ít bị oxy hóa, hạn chế tối đa quá trình mài mòn, gỉ sét. Bên cạnh đó, hệ cốp pha này không gây dính bê tông nên có thể tái sử dụng nhiều lần.
Thông thường, mỗi bộ có thể dùng hơn 100 lần, tương đương với 3 – 4 công trình tầm cỡ. Thậm chí, nếu được bảo dưỡng tốt, lắp dựng đúng yêu cầu kỹ thuật, khả năng hư hỏng là cực kỳ nhỏ, nhờ đó giúp nhà đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí.
Tăng tính thẩm mỹ cho công trình
Cốp pha nhôm được thiết kế kỹ lưỡng nên ít khi xảy ra tình trạng sai lệch kết cấu, giúp bề mặt bê tông sau thi công có tính thẩm mỹ cao. Thay vì phải tô trát như nhiều dòng ván khuôn truyền thống, mặt bê tông sử dụng nhôm cốp pha chỉ cần mài nhám, phun sơn, giảm tối đa chi phí hoàn thiện.
Nhược điểm của cốp pha nhôm
Ngoài những ưu điểm nổi trội, hệ cốp pha nhôm vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như:
-
- So với các loại cốp pha thông thường, thiết bị này có chi phí đầu tư cao hơn. Đây được xem là rào cản lớn, khiến sản phẩm chưa tiếp cận được nhiều người.
- Thông thường, nhôm cốp pha được dùng cho những công trình cao tầng, có thiết kế điển hình hoặc những hạng mục trùng lặp. Do đó, phạm vi ứng dụng của sản phẩm còn nhiều hạn chế.
- Khi sử dụng hệ cốp pha này, nhà thầu phải có năng lực quản lý, giám sát, đồng thời có kho bãi để bảo quản.
Các hình thức ván khuôn kết hợp cùng với hệ cốp pha nhôm
Không ai có thể phủ nhận những đặc tính ưu việt của cốp pha nhôm. Tuy nhiên, trong bối cảnh đời sống – kinh tế – xã hội phát triển như vũ bão, ngành xây dựng buộc phải có những bước tiến đột phá, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng độ khó kiến trúc, cùng nhu cầu thi công nhanh chóng, hệ cốp pha cần có khả năng kết hợp linh hoạt với ván khuôn. Dưới đây là một số hình thức tiêu biểu, đón đầu dòng chảy thị trường.
Hệ cốp pha leo gang form
Hệ cốp pha leo gang form làm nhiệm vụ bao che và định hình mặt biên của kết cấu công trình nhờ sử dụng các mảng thép lớn, kết nối với hệ khung thành sàn thao tác. Những lợi thế khi kết hợp hệ ván khuôn được tạo nên từ gang form với cốp pha nhôm là:
-
- Phát huy khả năng thi công nhanh chóng, chính xác.
- Khi kết hợp với gang form có thể loại bỏ hoàn toàn hệ giàn giáo bao che.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cao hiệu quả công trình.
Hệ Climbing Systems
Climbing Systems là cách gọi chung cho cốp pha leo, cốp pha nhảy hay cốp pha trượt. Hệ thống này được dùng để thay thế giàn giáo bao che và ván khuôn mặt biên hoặc lõi công trình dạng khối. Khi kết hợp cốp pha nhôm cùng hệ Climbing Systems, chúng ta có thể không cần dùng ván khuôn nhôm cho mặt biên.
Hệ Beam Drop
Beam Drop được tạo nên từ những thanh giằng, đóng vai trò nâng đỡ hệ cốp pha nhôm sàn. Khi kết hợp cùng nhôm cốp pha sẽ thay thế tối đa số lượng cây chống đơn, đồng thời đẩy nhanh tiến trình thi công, giảm tiếng ồn và đảm bảo tính an toàn trong quá trình lao động.
Kết hợp với ván gỗ
So với các phương án kể trên, thì sự kết hợp ván khuôn phủ phin và ván khuôn nhôm là cách làm không mới nhưng được nhiều nhà thầu ứng dụng. Đây được xem như bước thay đổi chậm rãi khi người dùng chuyển từ cốp pha truyền thống sang cốp pha nhôm.
Quy trình thi công cốp pha nhôm
Để hệ nhôm cốp pha phát huy tối đa hiệu quả, người lao động phải tuân thủ quy trình sau:
Ngày 1: Công tác thép tường, cột
-
- Tiến hành lắp đặt cốt thép cho tường, cột
- Đánh dấu tim cốt, đồng thời kiểm tra tính cân bằng mặt sàn
- Tháo dỡ cốp pha tầng dưới để tiếp tục lắp đặt cho cốp pha tầng trên. Lúc này, đội thi công cần kiểm tra các yếu tố sau: đường tiêu chuẩn và kích thước tường, tình trạng cốp pha vách sau tháo dỡ và vệ sinh bề mặt cốp pha…
Ngày 2: Công tác cốp pha vách
-
- Lắp ráp cốp pha vách, cốp pha dầm
- Lắp ráp cầu thang
- Trong giai đoạn này cần kiểm tra các chi tiết sau: kiểm tra độ thẳng đứng của lưới thép, các thiết bị bị lắp đặt ngầm, kiểm tra tính ổn định của thanh chống, số lượng phụ kiện lắp ráp…
Ngày 3: Công tác cốp pha sàn
-
- Tiến hành lắp ráp hệ xương đỡ cho cốp pha sàn
- Lắp ráp, đồng thời quét dầu lên cốp pha sàn
- Sau khi đặt xong cốp pha sàn cần vận chuyển lưới thép sàn lên
- Ở hạng mục này, cần kiểm tra độ cao của sàn, khe hở sau khi lắp, kiểm tra liên kết với hệ cốp pha vách, vị trí các thiết bị ngầm, ống thoát nước.
Ngày thứ 4: Công tác thép sàn
-
- Thực hiện lắp cốt thép sàn, thiết bị điện và các thiết bị ngầm
- Ở giai đoạn này cần kiểm tra độ ổn định của hệ khung trước khi đổ bê tông, độ thẳng đứng và độ cao của hệ, chiều cao mặt sàn.
Ngày thứ 5: Công tác đổ bê tông
-
- Sau khi hoàn tất 4 bước trên, tiến hành vệ sinh mặt bằng để đổ bê tông.
- Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.
Lời kết
Chúng ta đã vừa tìm hiểu những thông tin quan trọng về cốp pha nhôm. Phúc Bền hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và chuyên sâu về công cụ, từ đó chọn được sản phẩm chất lượng, hỗ trợ đắc lực trong quá trình lao động.
Tại TPHCM, Phúc Bền là địa chỉ tin cậy được nhiều nhà thầu cùng anh em xây dựng tín nhiệm. Cốp pha của hãng luôn nhận về đánh giá cao nhờ kết cấu vững chắc và tuổi thọ bền bỉ. Chính vì vậy, Phúc Bền tự tin là doanh nghiệp uy tín mà quý khách hàng có thể chọn mặt gửi vàng.
Hiện các sản phẩm cốp pha và phụ kiện đang có mức giá rất tốt tại nhà máy Phúc Bền TPHCM. Quý khách còn chờ gì nữa mà không liên hệ ngay đến Hotline: 0916 36 36 36 để nhận báo giá, hoặc quý khách còn có thể truy cập vào liên kết bên dưới để xe chi tiết các sản phẩm của Phúc Bền.
Có thể bạn quan tâm:
-
- Cốp pha là gì? Một số lợi ích của cốp pha trong xây dựng
- Top 5 mẫu cốp pha nhựa giá rẻ chất lượng tốt nhất năm 2022
- Ván ép cốp pha phủ phim là gì? Bảng giá ván ép phủ phim mới nhất 2022
- Cốp pha gỗ là gì? Quy trình sản xuất và cách sử dụng cốp pha gỗ trong xây dựng
- Bảng giá cốp pha thép – cốp pha sắt các loại năm 2022
CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHÚC BỀN
Email: info@phucben.com
Hotline: 0916 36 36 36
Website: https://phucben.com/
Địa chỉ: 600 Quốc Lộ 1A, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh