Cường độ dòng điện là gì? ký hiệu của nó ra sao? Cách đo cường độ dòng điện như thế nào để có kết quả chính xác? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu chọn mua thiết bị. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Phúc Bền sẽ mang đến những thông tin bổ ích xoay quanh khái niệm này.
Nội dung bài viết
Cường độ dòng điện là gì?
Trong đời sống hiện đại, các thiết bị điện không ngừng được cải tiến cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dùng. Giữa vô vàn sự lựa chọn, để biết một sản phẩm có thực sự phù hợp không, chúng ta cần dựa vào chỉ số về cường độ.
Cường độ dòng điện là đại đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định. Dòng điện và cường độ tỉ lệ thuận với nhau. Khi dòng điện càng mạnh thì cường độ càng lớn và ngược lại, dòng điện càng yếu thì cường độ càng nhỏ.
Đơn vị cường độ dòng điện
Đơn vị đo cường độ dòng điện được quy ước là Ampe, kí hiệu là A. Cách gọi này bắt nguồn từ tên của nhà vật lý, toán học nổi tiếng André Marie Ampère – người đã phát minh ra điện từ trường và phát biểu thành định luật.
Ngoài Ampe, các nhà khoa học còn dùng miliAmpe, kí hiệu là mA để đo cường độ dòng điện.
Theo đó:
-
- Một Ampe = dòng chuyển động 6,24150948
- 1mA = 0.001A
Ký hiệu cường độ dòng điện
I trong hệ đo lường quốc tế SI là ký hiệu của cường độ dòng điện. Trong tiếng Pháp, I là viết tắt của từ “Intensité” có nghĩa là cường độ.
Ứng dụng của cường độ dòng điện
Trong đời sống, cường độ dòng điện có ứng dụng vô cùng đa dạng. Đại lượng này vừa giữ vai trò giúp người dùng kiểm soát nguồn điện, duy trì hoạt động bền bỉ, vừa có thể phân loại nguồn điện để sử dụng hợp lý, phục vụ các nhu cầu khác nhau.
Chẳng hạn, dòng điện cường độ thấp được ứng dụng trong đời sống hằng ngày hoặc phục vụ các nhu cầu y tế. Đối với lĩnh vực công nghiệp, dòng điện cường độ cao mới đủ năng lượng vận hành các loại máy móc hạng nặng.
Biết được độ mạnh yếu của cường độ sẽ giúp người dùng lựa chọn và sử dụng thiết bị phù hợp, từ đó, duy trì tuổi thọ bền bỉ, đồng thời đảm bảo an toàn, hạn chế hiện tượng cháy nổ, phóng điện.
Phân loại cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện được chia thành 2 loại cơ bản, mang đến các lợi ích thiết thực, bao gồm: cường độ dòng xoay chiều và cường độ dòng một chiều. Trong đó:
Cường độ dòng điện một chiều
Dòng điện 1 chiều ký hiệu DC, dịch chuyển cùng hướng với các hạt mang điện trong môi trường điện dẫn. Dòng DC có chiều từ dương (+) sang (-), thường thấy ở pin, ắc quy, điện mặt trời. Cường độ DC có thể điều chỉnh tăng giảm nhưng không thể đổi chiều dòng điện.
Cường độ dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều, ký hiệu AC là dòng điện có chiều và cường độ thay đổi tuần hoàn theo từng chu kỳ thời gian. Chu kỳ xoay chiều của AC là T – ký hiệu thể hiện khoảng thời gian để dòng điện xoay chiều lập lại vị trí cũ. Tần số của AC là F – ký hiệu thể hiện sự nghịch đảo của chu kỳ dòng điện xoay chiều T.
Công thức tính cường độ dòng điện
Để chọn được thiết bị điện phù hợp, chúng ta cần biết cách tích cường độ dòng điện chính xác.
Công thức cường độ dòng điện được thể hiện tổng quát như sau:
I = Q / t = (q1 + q2 + q3 + … + qn) /t
Trong đó:
-
- I là kí hiệu của cường độ dòng điện không đổi (Ampe – A)
- q là kí hiệu điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (Coulomb – C)
- t là kí hiệu thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (giây – s)
Thông qua biểu thức này, ta thấy, cường độ dòng điện trung bình được tính bằng thương số điện lượng chuyển qua bề mặt trong khoảng thời gian đang xét.
Công thức tính cường độ dòng điện trung bình là:
Itb = ΔQ / Δt
Trong đó:
-
- Itb là kí hiệu của cường độ dòng điện trung bình (đơn vị: A)
- ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt ( đơn vị: C).
- Δt là khoảng thời gian được xét (đơn vị: s)
Công thức tính cường độ dòng điện một chiều
Cường độ dòng không đổi có công thức tính như sau:
I = q / t (A)
Trong đó:
-
- I là kí hiệu của cường độ dòng không đổi (Ampe – A)
- q là kí hiệu điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (Coulomb – C)
- t là kí hiệu thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (giây – s)
Công thức tính cường độ dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều có công thức tính cường độ như sau:
P = U . I . cosα
Trong đó:
-
- I là kí hiệu của cường độ dòng không đổi (Ampe – A)
- P là kí hiệu của công suất điện (W)
- U là hiệu điện thế (V)
- α là góc lệch pha giữa U và I
Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng
Cường độ dòng điện hiệu dụng được tính theo công thức sau:
I = I0 / √2
Trong đó:
-
- I là ký hiệu của cường độ dòng hiệu dụng
- I0 là cường độ dòng cực đại
Công thức tính cường độ dòng điện định mức
Tính cường độ dòng định mức theo công thức sau:
I = P / U
Trong đó:
-
- I là cường độ dòng định mức (A)
- P là kí hiệu công suất hiện (W)
- U là hiệu điện thế (V)
Dụng cụ đo cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế hay đồng hồ Ampe với nhiều kiểu khác nhau như: Ampe kế đo dòng điện một chiều, Ampe kế đo dòng điện xoay chiều, Ampe kế đo điện trở. Ngoài Ampe kế còn có dòng máy miliAmpe đo các đại lượng nhỏ hơn. Dựa vào yêu cầu và cách thức tiến hành, chúng ta có thể lựa chọn các thiết bị đo như:
Cảm biến dòng điện
Cảm biến dòng điện là thiết bị hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong thời gian trở lại đây. So với các phương pháp đo cũ, cảm biến dòng điện cho phép tín hiệu truyền dạng analog 4 – 20mA về PLC hoặc biến tần để điều khiển động cơ.
Ampe kìm đo dòng AC/DC
Ampe kìm hay đồng hồ Ampe kìm là dụng cụ điện cầm tay, chuyên dùng để đo trực tiếp dòng điện qua dây dẫn. Cách đo này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần kẹp Ampe kìm vào dây cấp nguồn, cường độ dòng điện sẽ lập tức hiện lên trên màn hình.
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng hay còn được biết đến với tên gọi vạn năng kế – một thiết bị đa dụng, có thể dùng để đo điện áp, cường độ và điện trở. Một số dòng cao cấp còn có tính năng đo tần số, tụ điện, thông mạch.
Phương pháp đo cường độ dòng điện xoay chiều
Như chúng ta đã biết, mỗi dụng cụ sẽ có một cách đo riêng. Phúc Bền xin chia sẻ cách đo cường độ dòng điện của 2 thiết bị biến nhất hiện nay.
Cách đo cường độ bằng Ampe kìm
Ampe kìm mang đến cách đo cường độ dòng DC và AC đơn giản, hiệu quả nhất. Chúng ta chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
-
- Xoay núm điều chỉnh trên đồng hồ về chữ A
- Dùng tay mở họng kiềm và kẹp vào dây pha của tải cần đo cường độ
- Trên màn hình Ampe kế sẽ xuất hiện giá trị cường độ
Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
Khác với Ampe kế, khi đo cường độ dòng AC, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc sau:
-
- Chọn nấc đo Ampe lớn nhất
- Dây đo COM là màu đen và Ampe là màu đỏ
- Để đo dòng cần mắc nối tiếp VOM với dây pha
- Trên màn hình đồng hồ vạn năng sẽ xuất hiện cường độ dòng AC của tải.
Thay lời kết
Chúng ta đã vừa tìm hiểu những thông tin cụ thể về cường độ dòng điện, phương pháp đo và công thức tính. Hy vọng qua bài viết này, Phúc Bền đã giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn, đồng thời giúp quý khách hàng trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích, hỗ trợ tích cực trong cuộc sống và lao động.
Có thể bạn quan tâm:
CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHÚC BỀN
Email: info@phucben.com
Hotline: 0916 36 36 36
Website: https://phucben.com/
Địa chỉ: 600 Quốc Lộ 1A, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh