Xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời sống. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc động cơ xe đạp điện có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào không? Hãy cùng Phúc Bền đến với những nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về thiết bị này nhé!
Nội dung bài viết
Động cơ xe đạp điện là gì?
Động cơ xe đạp điện là một loại motor điện, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa điện năng thành động năng giúp xe di chuyển. Thông thường, động cơ của xe đạp điện được lắp trên thân hoặc trên trục bánh xe nhằm gia tăng khả năng chuyển động, đồng thời tiết kiệm chi phí thiết kế, hạn chế nguy cơ hỏng hóc.
Hiện nay, xe đạp điện chủ yếu sử dụng 2 loại động cơ sau:
-
- Động cơ chổi than mang đến khả năng vận hành bền bỉ, ít khi phải thay thế trong quá trình sử dụng. Thiết bị thường được đặt ở bánh xe.
- Động cơ 1 chiều, 3 pha, không chổi than có tên gọi là động cơ điện tử giao tiếp (ECM) hoặc động cơ Brushless không chổi than (BLDC). Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến, tuy nhiên giá thành lại đắt hơn các loại động cơ còn lại.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ xe đạp điện
Biết được cấu tạo và nguyên lý vận hành của động cơ xe đạp điện sẽ giúp chúng ta sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm về cơ điện tử, do đó, Phúc Bền sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị và dễ hiểu nhất về phạm trù này.
Đặc điểm cấu tạo
Các loại xe đạp điện hiện đại thường sử dụng động cơ xoay ngoài để dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa. Loại động cơ này có cấu tạo tương đối đơn giản, gồm các bộ phận sau:
Vỏ động cơ
Vỏ là phần bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận phận bên trong động cơ khỏi tác động của môi trường, đồng thời kết nối chuyển động, tạo ra lực quay cho roto.
Đáng chú ý nhất ở bộ phận này là nắp động cơ có ở 2 bên, 1 để kết nối với phanh sau, 1 để gắn líp xe trong trường hợp cần thiết. Vành ngoài nắp có các lỗ khoan, trung tâm nắp gắn cơ cấu vòng bi.
Lõi động cơ
Lõi thường được cuốn bằng 100% dây đồng, có trục và các mắt động cơ. Bên trong động cơ có 2 chi tiết quan trọng là: stato – đứng yên khi xe đạp điện chuyển động và roto – phần chuyển động khi động cơ xe đạp điện vận hành.
Động cơ xe đạp điện có 3 pha, gồm loại có chổi than và loại không có chổi than. Trong đó, động cơ có chổi than phải thường xuyên vệ sinh, thay mới chổi than gây mất thời gian. Chính vì vậy, động cơ không chổi than với độ bền cao và tính tiện lợi, được sử dụng phổ biến hơn.
Nguyên lý hoạt động
Động cơ xe đạp điện sử dụng điện năng được cung cấp bởi pin hoặc ắc quy. Nguyên lý hoạt động dựa trên hiện tượng cảm biến từ kết hợp cùng nam châm quét qua bộ phận cảm biến khi người dùng vít ga và giúp xe di chuyển.
Như vậy, khi chúng ta điều khiển tay ga, tín hiệu sẽ được truyền tới bộ cảm biến điện tử. Tại đây, hệ thống bo mạch sẽ định vị mức năng lượng cần thiết và tạo ra tốc độ nhanh hay chậm.
Để động cơ hoạt động bền bỉ, ít khi gặp sự cố, người dùng cần lưu ý không tải nặng vượt mức cho phép, không di chuyển quá nhanh, không đi vào vùng ngập nước. Đặc biệt, khi động cơ xe đạp điện gặp trục trặc, chúng ta không nên tự ý sửa chữa mà hãy mang đến các trung tâm bảo hành chính hãng để chuyên viên kỹ thuật xử lý.
Tạm kết
Xe đạp điện du nhập vào nước ta và tạo ra cơn sốt những năm trở lại đây nhờ tính tiện dụng, phù hợp với mọi đối tượng người dùng. Thông qua bài viết này, Phúc Bền muốn mang đến những thông tin thú vị về động cơ xe đạp điện, giúp bạn hiểu hơn về bộ phận quan trọng nhất của xe, từ đó có thể sử dụng đúng cách để duy trì tuổi thọ thiết bị.
CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHÚC BỀN
Email: info@phucben.com
Hotline: 0916 36 36 36
Website: https://phucben.com/
Địa chỉ: 600 Quốc Lộ 1A, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh