Sơn tĩnh điện là gì? Bảng giá sơn tĩnh điện mới nhất 2022

Sơn tĩnh điện là gì? Bảng giá sơn tĩnh điện mới nhất 2022

Sơn tĩnh điện là dòng sơn chất lượng cao, được đông đảo người dùng ưa chuộng. Sản phẩm mang đến khả năng chống gỉ, duy trì tuổi thọ bền bỉ, nhưng không phải ai cũng biết loại sơn đó là gì? ứng dụng của nó ra sao? quy trình thi công diễn ra như thế nào? Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Phúc Bền sẽ cung cấp mọi thông tin liên quan đến sơn tĩnh điện, giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc.

Sơn tĩnh điện là gì? Đặc điểm và ứng dụng

Sơn tĩnh điện là công nghệ phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt vật liệu. Loại chất dẻo này có thể là: nhựa nhiệt dẻo hoặc nhựa nhiệt cứng. Trong 2 dạng sơn tĩnh điện thường dùng là: dạng khô sử dụng bột sơn và dạng ướt sử dụng dung môi, dạng khô được ứng dụng phổ biến hơn nhờ khả năng che phủ tốt. Chính vì vậy, sơn tĩnh điện (powder coating / electrostatic painting) còn được biết đến là sơn khô, có độ bám dính dựa vào nguyên lý dòng điện.

Theo đó, bột sơn tĩnh điện tích điện dương (+) sẽ luôn gắn chặt với bề mặt kim loại tích điện âm (-), nên sản phẩm chuyên dùng trên các vật liệu như: sắt, thép, nhôm, kẽm, magie, đồng thau…

Sơn tĩnh điện là gì? Đặc điểm và ứng dụng

Phân loại sơn tĩnh điện

Có rất nhiều cách phân loại sơn tĩnh điện, dựa vào chức năng, sản phẩm này được chia thành:

    • Sơn Epoxy là loại sơn có khả năng bám dính tốt, chống ăn mòn, va đập hiệu quả.
    • Sơn Polyester là loại sơn phổ biến nhất hiện nay. Sản phẩm có các ưu điểm vượt trội về độ bền, chịu được nắng, nóng.
    • Sơn Acrylic có khả năng kháng hóa chất, giúp bề mặt mịn màng.
    • Sơn Fluoropolymer là dòng sơn chuyên dụng cho các hạng mục, thiết bị máy móc hoạt động ngoài trời.

Đặc điểm của sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được ứng dụng phổ biến nhờ hội tụ những đặc điểm nổi trội so với các phương pháp thông thường, có thể kể đến như:

    • Mang lại lợi ích kinh tế cao: Sơn khô có khả năng bám dính cao, đạt 60 – 70%, gấp đôi khả năng bám dính của các loại sơn thông thường. Không những thế, giá bán của các sản phẩm sử dụng sơn khô rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm sử dụng sơn khác.
    • Sử dụng dễ dàng, thao tác đơn giản: Quy trình sơn khô được thực hiện tự động hóa bằng hệ thống súng phun sơn tĩnh điện, góp phần tiết kiệm thời gian và nhân công.
    • Chất lượng vượt trội: So với các loại sơn thông thường, công nghệ sơn khô mang đến lớp phủ dày gấp đôi, màu sắc phong phú, láng, bóng. Lớp này không bị ăn mòn bởi hóa chất, góp phần duy trì tuổi thọ bền bỉ.
    • Khả năng bảo vệ mạnh mẽ: Các chất trong bột sơn có khả năng bảo vệ bề mặt kim loại khỏi các tác nhân không khí và độ ẩm, giúp quá trình oxy hóa và ăn mòn diễn ra chậm hơn.
    • Đảm bảo sức khỏe người dùng: Thành phần cấu tạo chủ yếu của sơn là nhựa, bột màu và chất phụ gia, hỗn hợp tạo ra là chất rắn khó bay hơi nên người dùng không lo hít phải khí độc. Bên cạnh đó, bột sơn rất dễ vệ sinh nếu chẳng may dính lên người.
    • Thân thiện với môi trường: Sơn khô không dùng dung môi và hợp chất hữu cơ, nên có thành phần an toàn, tiết kiệm và thân thiện với môi trường.
    • Rút ngắn thời gian thi công: Nếu các loại sơn thông thường cần thời gian vài ngày để khô thì sơn tĩnh điện chỉ mất 20 phút.

Đặc điểm của sơn tĩnh điện

Ứng dụng trong đời sống

Với những đặc trưng vốn có, sơn tĩnh điện được ứng dụng rãi trong mọi mặt đời sống lao động, đặc biệt là ngành vật liệu xây dựng. Sơn khô thường dùng để phủ lên bề mặt kệ sắt, hàng rào thép, cổng nhôm, lò nướng, quạt máy công nghiệp, khung võng kim loại, khung cửa sắt sơn tĩnh điện.

Ngoài ra, sơn khô còn được dùng trong các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không… đến lĩnh vực sơn trang trí, sơn sửa các công trình xây dựng dân dụng lẫn công nghiệp.

Súng phun sơn tĩnh điện là gì?

Súng phun sơn tĩnh điện là thiết bị quan trọng, không thể thiếu trong dây chuyền sơn tĩnh điện. Công cụ này có dạng hình súng cầm tay, đảm nhiệm chức năng làm đầu ra cho các loại bột sơn khô, hỗ trợ việc bám dính.

Trên thị trường hiện nay, súng sơn tĩnh điện có 2 loại phổ biến là: súng sơn cầm tay và súng sơn tự động. Chúng có các ưu điểm như:

    • Giúp bột sơn được phun ra ở lượng vừa đủ và đều đặn.
    • Thiết kế dạng súng giúp quá trình cầm nắm dễ dàng, thao tác đơn giản.
    • Kiểu dáng gọn đẹp, hoạt động ổn định, đảm bảo lực phun đủ mạnh đến những vị trí khuất, xa.
    • Súng phun có giá phải chăng, tiết kiệm năng lượng giúp chủ đầu tư giảm được nhiều chi phí.

Súng phun sơn tĩnh điện là gì?

Báo giá sơn tĩnh điện mới nhất

Trên thị trường, sơn tĩnh điện được bán với nhiều mức giá khác nhau, phụ thuộc vào loại sơn, hãng sản xuất, nhà phân phối. Dưới đây là giá sơn tĩnh điện ước định trong năm 2022 để quý khách hàng tham khảo:

Loại sơn Vật liệu Giá (VNĐ)
Sơn tĩnh điện theo mét vuông Sắt thép 120.000 – 200.000
Sơn tĩnh điện theo mét vuông Nhôm 140.000 – 220.000
Sơn khô theo kg Sắt thép 6.000 – 8.000
Sơn khô theo kg Nhôm 10.000 – 15.000
Sơn khô nhập khẩu Sắt thép 8.000 – 12.000

Quy trình thi công phun sơn tĩnh điện

Để quá trình làm việc được diễn ra suôn sẻ, mang đến chất lượng đạt chuẩn, quy trình thi công phải được tiến hành qua 2 bước:

Giai đoạn chuẩn bị

Là giai đoạn tiền thi công, quá chuẩn chuẩn bị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người lao động phải có đầy đủ các thiết bị sau:

    • Súng phun sơn tĩnh điện, bộ điều khiển tự động, buồng phun sơn khô.
    • Buồng hấp bằng tia hồng ngoại
    • Máy nén khí, máy tách ẩm khí nén
    • Bồn chứa hóa chất bằng nhựa composite

Giai đoạn thực thi

Quy trình phun sơn tĩnh điện khá đơn giản, bao gồm 4 bước sau:

    • Bước 1: Xử lý bề mặt trước khi phun sơn bao gồm việc loại bỏ các vết bẩn, gỉ sét, sẽ giúp lớp phủ hoàn thiện có tính thẩm mỹ cao.
    • Bước 2: Sau khi xử lý, bề mặt cần được sấy khô trước khi phun để lớp sơn có độ bám dính tốt.
    • Bước 3: Pha bột màu theo tỷ lệ và tiến hành phun sơn tĩnh điện.
    • Bước 4: Sấy định hình và thực hiện hoàn thiện sản phẩm sơn.

Quy trình thi công phun sơn tĩnh điện

Một số lỗi thường gặp khi phun sơn tĩnh điện không đúng kỹ thuật

Mặc dù công nghệ phun sơn tĩnh điện rất dễ thực hiện, nhưng nếu không có kinh nghiệm và trình độ tay nghề, chúng ta rất mắc phải các lỗi sau:

Bề mặt sơn phồng rộp, nổi bong bóng

    • Nguyên nhân: Bề mặt nổi các đốm phồng rộp do chất lượng sơn kém hoặc quá trình sấy định hình không kỹ.
    • Cách khắc phục: Thợ sơn cần đánh nhám các vị trí chưa đạt yêu cầu và tiến hành sơn lại. Chúng ta nên sử dụng loại sơn chất lượng và không được lơ là trong khâu hoàn thiện.

Bẫy không khí

    • Nguyên nhân: Bẫy không khí thường xảy ra khi súng sơn phun tại một vị trí quá lâu hoặc điều chỉnh nhiệt độ chưa phù hợp.
    • Cách khắc phục: Thực hiện chà nhám vị trí cần sửa, phủ sơn và đánh bóng lại.

Lớp sơn bị bám bụi hoặc nổi hạt mắt cá

    • Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc vệ sinh bề mặt chưa triệt để, bụi bẩn còn đọng lại quá nhiều.
    • Cách khắc phục: Chúng ta cần tiến hành chà nhám bằng rồi đi lại lớp đánh bóng.

Bề mặt sơn bị loang màu

    • Nguyên nhân xuất hiện các vết loang trắng đục trên bề mặt sơn là do môi trường thi công có độ ẩm cao.
    • Cách khắc phục: Chúng ta cần đánh nhám và tiến hành sơn tĩnh điện lại.

Một số lỗi thường gặp khi phun sơn tĩnh điện không đúng kỹ thuật

Thay lời kết

Như vậy các bạn đã vừa tìm hiểu những thông tin bổ ích xoay quanh công nghệ sơn tĩnh điện. Phúc Bền hy vọng, qua bài viết này, người dùng sẽ có cái nhìn tổng quan và hiểu biết sâu rộng về loại sơn đa năng này để ứng dụng hiệu quả trong đời sống, lao động.

CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHÚC BỀN

Email: info@phucben.com

Hotline: 0916 36 36 36

Website: https://phucben.com/

Địa chỉ: 600 Quốc Lộ 1A, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh